Tuyển sinh ngành sư phạm kết hợp cả điểm số lẫn sự đam mê. Có như vậy thì những hình ảnh xấu xí về ngành giáo dục trong thời gian qua sẽ không còn nữa.

Đề cập đến những vụ bạo hành trong ngành giáo dục thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng loạt vụ thầy cô trách phạt quá tay hoặc ứng xử với học trò phản sư phạm trong thời gian qua như: Bắt trẻ uống nước vắt từ giẻ lau bảng, không giảng bài cho học trò nhiều tháng liền… là những hành động bạo hành khiến ngành giáo dục và xã hội không thể nào có thể chấp nhận được. Phải chăng đã đến lúc ngành giáo dục phải đổi mới phương thức tuyển chọn đầu vào, cần phải có thêm một “điểm chuẩn” nữa chứ không đơn giản chỉ là điểm số.

Theo như ông Bùi Văn Tự hiệu trưởng trường Cao Đẳng Dược Hà Nội, cho biết ông hoàn toàn ủng hộ quan điểm tổ chức thêm cuộc thi năng lực cho thí sinh thi vào các trường khối ngành sư phạm. Qua quá trình đào tạo sư phạm ở các trường, ông nhận thấy một điều khá bất cập là các trường sư phạm hiện nay đều tuyển bằng điểm theo khối mà không biết các em có đam mê hay không. Phải chăng đây chính là nguyên nhân khiến cho xảy ra nhiều vụ bạo hành trong ngành giáo dục như hiện nay?


"Tình thương người, thương học sinh là điều cần phải có ở trong môi trường giáo dục, nhất là ở bậc mầm non và tiểu học. Ngay từ đầu khi mới vào trường, các em đã có được cho mình tố chất này rồi, thì đỡ phải lo lắng nhiều trong khâu đào tạo về sau" - ông khẳng định.

Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, nếu như con người không ác độc, biết yêu thương đồng loại thì sẽ biết cách xử lý, kìm nén không để xảy ra các sự cố trong ngành Giáo Dục như thời gian vừa qua. "Phải thay đổi cách đánh giá thí sinh ngay từ khâu tuyển sinh bằng việc ngoài bài thi từ tổ hợp các môn thi cơ bản, thì các trường cũng cần phải tiến hành cho các em thí sinh viết bài luận, phỏng vấn trực tiếp, nêu rõ lý do mình theo ngành sư phạm, đam mê tới mức độ nào có như thế thì mới có thể nhận định được, ai phù hợp để theo nghề ai không…" - ông Dũng kiến nghị.

TS Nguyễn Đức Danh cho rằng, hiện nay chúng ta chưa có các chương trình bổ sung để sàng lọc, tuyển chọn thí sinh thi vào ngành sư phạm như các nước phát triển khác, phương án xét tuyển vào các ngành sư phạm hiện nay của nước ta chỉ chủ yếu dựa trên kết quả học tập ở bậc THPT hoặc kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia hoặc kết hợp cả hai như cách tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ khác.

"Ở những nước phát triển, các trường/khoa sư phạm đều yêu cầu thí sinh nộp kèm "xác nhận đáp ứng điều kiện làm việc với trẻ em" khi nhận vào học hoặc phải có xác nhận này trước khi xếp giáo sinh tham gia các hoạt động với học sinh như đi thực tế, thực tập tại trường phổ thông" - ông Danh thông tin.

Phải chăng trong thời gian tới, ngành giáo dục của Việt Nam cũng nên áp dụng theo phương thức tuyển sinh như vậy để có thể đào tạo ra được những thầy cô giáo vừa có tâm, vừa có tầm.